Chương trình đào tạo cử nhân hệ chính quy ngành Nghiên cứu phát triển ban hành năm 2019

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

HỆ CHÍNH QUY

Tên chương trình đào tạo: Cử nhân ngành Nghiên cứu Phát triển – Tiếng Anh

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Nghiên cứu phát triển

  1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo đại học hình thức chính quy ngành Nghiên cứu Phát triển của Trường Đại học Hà Nội đào tạo cử nhân Nghiên cứu Phát triển có kiến thức chuyên sâu về các vấn đề phát triển bền vững tập trung vào trụ cột xã hội và môi trường; có năng lực nghề nghiệp chất lượng; có phẩm chất chính trị vững vàng. Cử nhân ngành Nghiên cứu Phát triển sử dụng thành thạo Tiếng Anh trong môi trường học tập và làm việc; có khả năng tự định hướng; có thái độ và đạo đức phù hợp để làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa; có khả năng thích ứng cao với những thay đổi nhanh chóng của thời đại khoa học công nghệ và toàn cầu hóa.

1.2 Mục tiêu cụ thể:

Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Nghiên cứu phát triển nhằm đào tạo người học hình thành các năng lực cụ thể như sau

MT1. Có kiến thức cơ bản về tư tưởng, chính trị, pháp luật để thực hiện tốt trách nhiệm công dân đối với đất nước và xã hội;

MT2. Có kiến thức chuyên sâu về ngành nghiên cứu phát triển, bao gồm chính sách và các vấn đề phát triển bền vững phù hợp với mô hình các nước đang phát triển;

MT3. Có kiến thức, năng lực thực tiễn về ngành nghiên cứu phát triển và khả năng áp dụng kiến thức liên ngành (kinh tế, chính trị, nhân học, xã hội học v.v.) để xây dựng các dự án phát triển;

MT4. Sử dụng tiếng Anh đạt bậc 4 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam trong giao tiếp, học tập, nghiên cứu và tác nghiệp chuyên môn;

MT5. Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp liên văn hóa, làm việc nhóm, lãnh đạo, quản lý và ảnh hưởng xã hội;

MT6. Phát triển phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, ý thức phục vụ cộng đồng.

1.3. Vị trí việc làm sau khi hoàn thành CTĐT

Sau khi hoàn thành CTĐT trình độ đại học ngành Nghiên cứu phát triển, người học có thể đảm nhận vị trí việc làm sau:

VT1: Công chức/viên chức/chuyên viên/nhân viên 

  • Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước và sự nghiệp của Việt Nam;
  • Chuyên viên, nhân viên làm việc trong các cơ quan phát triển, các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán và các tổ chức phi chính phủ;

VT2: Điều phối viên/cán bộ chương trình

  • Điều phối viên/cán bộ chương trình làm việc cho các dự án, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức nghề nghiệp.

VT3: Nghiên cứu viên

Nghiên cứu viên làm việc tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về khoa học xã hội và khoa học liên ngành.

2. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Nghiên cứu phát triển, người học có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm sau:  

2.1. Kiến thức

KT1. Vận dụng được kiến thức cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống và nghề nghiệp;

KT2. Khái quát được kiến thức về các vấn đề phát triển trên thế giới, quá trình toàn cầu hóa, các vấn đề môi trường, giới, cộng đồng, dân tộc thiểu số, tôn giáo và xung đột; 

KT3. Vận dụng kiến thức lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển vào thực hiện, quản lý và điều hành các hoạt động chuyên môn.

2.2. Kỹ năng

KN1. Thực hành tư duy phản biện, phân tích và giải quyết vấn đề trong thực hiện công việc chuyên môn được đào tạo;

KN2: Nhận diện vấn đề, sự kiện, cách tiếp cận của Việt nam và các quốc gia trong lĩnh vực phát triển;

KN3: Vận dụng linh hoạt các kiến thức chuyên ngành để xây dựng dự án, hoạt động nghiên cứu về phát triển bền vững tập trung vào trụ cột xã hội và môi trường;

KN4: Phân tích dữ liệu và giải thích các vấn đề phát triển theo cách tiếp cận liên ngành, đa ngành;

KN5. Thực hành quy tắc và đạo đức nghề nghiệp trong triển khai công việc chuyên môn;

KN6. Sử dụng CNTT theo chuẩn kỹ năng quy định tại TT 03/2014/TT-BTTTT trong học tập, nghiên cứu và tác nghiệp chuyên môn; 

KN7. Sử dụng tiếng Anh ở bậc 4 theo Khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại TT 01/2014/TT-BGDĐT.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

TCTN1: Thể hiện khả năng học tập suốt đời, năng lực tự định hướng và thích nghi môi trường làm việc đa ngôn ngữ, đa văn hóa;

TCTN2: Sẵn sàng đảm nhận và phối hợp thực hiện công việc với độ cam kết cao, trách nhiệm với bản thân, xã hội và môi trường.

Facebook Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *