HỢP TÁC QUỐC TẾ

Hợp tác quốc tế với Đại học Dublin (Ireland)

Trong ảnh, bà Elisa Cavacece, Phó Đại sứ Ireland và cô Nguyễn Thị Minh Tiến, Phó trưởng khoa FIS tới thăm lớp học nơi GV 2 phía đang cùng phối hợp hướng dẫn SV FIS thực hành môn GIS. HTQT giữa HANU và UCD trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Giáo dục Việt Nam – Ireland (VIBE) được Đại sứ quán Ireland tài trợ. 

Chương trình hợp tác giúp nâng cao và tiếp tục phát triển các hoạt động giáo dục nghiên cứu giữa khoa Quốc tế học, Đại học Hà Nội (HANU FIS) và School of Geography, Đại học Dublin (UCD Geography). Các hoạt động tập trung vào sự đổi mới trong việc giảng dạy và tạo ra các trao đổi sáng kiến giáo dục của giảng viên cùng sinh viên giữa hai trường. Các hoạt động ưu tiên mảng nghiên cứu phát triển và môi trường thông qua ống kín khoa học xã hội và tập trung vào chính sách. Trong đó tập trung phát triển bộ kĩ năng của sinh viên ở những khu vực then chốt như: kĩ năng nghiên cứu tại thực địa, áp dụng kĩ năng về không gian địa lý, đáp ứng công nghệ thành thạo để khảo sát và thẩm định các thách thức trong nghiên cứu về phát triển và bền vững.

Mục tiêu chung của dự án này hướng đến sự cải tiến chất lượng học thuật trong các ngành học nghiên cứu liên quan tới phát triển dành cho sinh viên và giảng viên, thông qua trao đổi giảng dạy và học tập mới mẻ giữa HANU FIS và UCD Geography.

Mục tiêu 1: Sinh viên nắm được kĩ năng áp dụng các phương pháp nghiên cứu quan trọng, sử dụng trong lĩnh vực phát triển, hay trong đề cương, thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu ngoài thực địa. 

Mục tiêu 2Sinh viên phát triển bộ kĩ năng phục vụ hướng nghiệp trong mảng phát triển, qua việc sử dụng công nghệ địa lý không gian GIS.

Mục tiêu 3: Phương pháp hỗ trợ học tập chung tăng sự gắn kết toàn cầu và quốc tế hóa giáo dục cho sinh viên thông qua các hoạt động trao đổi, kết hợp hài hòa giữa công cụ học online, và sự tham gia của sinh viên trong các hội thảo, diễn đàn học thuật.

Mục tiêu 4: Dự án củng cố và đa dạng hóa năng lực giảng dạy của các giáo viên giữa hai trường hợp tác và thúc đẩy học tập, xây dựng lẫn nhau.

Mục tiêu 5: CLB Truyền thông vì phát triển – C4D mang tới cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng quan trọng cần trong kỷ nguyên số và vai trò của truyền thông.

Giảng viên cố vấn: longdq@hanu.edu.vn

Các đối tác đến từ Vương Quốc Anh

FIS HANUS WESTMINSTER UNITED NATIONS

HTQT với Đại học Westminster

Sinh viên và giảng viên tham gia các hoạt động học thuật tại Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Việt Nam

fis hanu westminster Quốc tế học london

Hội thảo khoa học sinh viên

Sinh viên FIS được tài trợ sang London trình bày tại Hội thảo quốc tế ĐH Westminster với sự tham dự sinh viên đến từ nhiều nước khác nhau

Từ 2016, FIS hàng năm tiếp đón sinh viên và giảng viên ĐH Westminster sang Vietnam 1-2 chuyến. Năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid-19, các hoạt động trao đổi học thuật đã được diễn ra với hình thức tiên phong và đột phá: “Học tập và Trải nghiệm thông qua hình thức thực tế ảo”

Các đối tác đến từ Indonesia

UBL Bandar Lampung fis hanu QTH Indonesia Vietnam

HTQT với UBL

FIS tiếp đón sinh viên và giảng viên Đại học Bandar Lampung tới Hội thảo, thi ứng xử và tranh luận để chung tay giải quyết các vấn đề khu vực.

Ngài Ibnu Hadi, Đại sứ Indonesia đến thuyết giảng tại FIS-HANU

Sinh viên FIS đối thoại với Ngài Đại sứ về các chủ đề Kinh tế, Chính trị và Xã hội giữa hai quốc gia cũng như các vấn đề trong khu vực ASEAN.

Các đối tác đến từ Hoa Kỳ

HTQT với Đại học Michigan

Sinh viên FIS cùng sinh viên và giảng viên ĐH Michigan đi thực địa tại khu vực miền núi, Việt Nam.

fis hanu qth đại sứ hoa kỳ

SV FIS được đại diện SV HANU tham gia buổi nói chuyện với Ngài Đại sứ Hoa Kỳ

Các đối tác đến từ Thụy Điển

Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam

Hàng năm SV FIS cùng SV và GV ĐH Gothenburg có các chuyến đi thực địa tại khu vực miền bắc trong khoảng 2 tháng.

FIS HANU GOTHENBURG

Sinh viên FIS được các suất học bổng

SV năm 2-3 sang trao đổi 6-12 tháng hoặc SV tốt nghiệp sang học Thạc sĩ tại ĐH Gothenburg

Tại HANU, SV hai phía được tham gia các bài giảng, thuyết trình và trao đổi học thuật; sau đó cùng lên vùng cao ở homestay với người dân tộc để trải nghiệm thực địa, tiến hành nghiên cứu.

Các đối tác khác từ phương tây

Giảng viên thỉnh giảng người nước ngoài

fis hanu Ý italia

Giáo sư Carmine Bianchi đến từ Ý

SV FIS trong giờ học môn Quản trị công

Thầy Long và các sinh viên FIS trao đổi bên Ý
Thầy Long và các sinh viên FIS trao đổi bên Ý

Hiện nay FIS-HANU có các hoạt động HTQT với các Đại học đến từ Châu Âu, Châu Mỹ như Ý, Pháp, Bỉ, Brasil…

Các đối tác khác từ Châu Á

Malaysia Staff FIS HANU HANOI UNIVERSITY

Diễn giả đến từ Đại học USM, Malaysia

Các hoạt động trao đổi học thuật tại FIS-HANU trong khuôn khổ dự án Marco Polo giữa Liên Minh Châu Âu và Châu Á.

FIS HANU AUSTRALIA ÚC HANU HANOI UNIVERSITY

Diễn giả danh tiếng đến từ Úc

Các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác, kết nối với ĐSQ Úc tại Việt Nam

FIS HANU

Giảng viên FIS tại PSU, Phuket

SV FIS và Thái Lan tham dự Hội thảo với diễn giả là GV FIS tại Đại học Prince of Songkla, Thái Lan trong khuôn khổ Chương trình ERASMUS+

Hiện nay FIS-HANU có các hoạt động HTQT với các Đại học đến từ Úc, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan…

Hợp tác quốc tế – HANU

Chương trình học bổng – Hợp tác toàn diện

HỌC BỔNG PHÁT TRIỂN NEW ZEALAND NĂM HỌC 2021

Chương trình Học bổng Phát triển New Zealand (New Zealand Scholarships) cho năm học bắt đầu vào đầu năm 2021.

Chương trình Học bổng New Zealand năm học 2021 cấp 30 suất học bổng toàn phần sau đại học (cao học và tiến sỹ) cho các ứng viên là công dân Việt Nam đến từ các ngành và lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc. Học bổng tiếp nhận hồ sơ cho các ngành thế mạnh của New Zealand cũng như những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt Nam, ví dụ: Biến đổi khí hậu và Môi trường; Quản lý rủi ro thiên tai, An ninh lương thực và Nông nghiệp; Năng lượng tái tạo và Quản trị.  

Chương trình Học bổng New Zealand sẽ bắt đầu nhận hồ sơ trực tuyến (online) cho năm học bắt đầu vào đầu năm 2021 từ ngày 1 tháng 2 năm 2020. Hạn cuối cùng nhận hồ sơ học bổng vào ngày 28 tháng 2 năm 2020.

Các ngành học ưu tiên

Chương trình Học bổng New Zealand ưu tiên nhận hồ sơ cho các ngành sau: Biến đổi khí hậu và Môi trường; Quản lý rủi ro thiên tai, An ninh lương thực và Nông nghiệp; Năng lượng tái tạo và Quản trị. 

Biến đổi khí hậu và Môi trường

  • Biến đổi khí hậu
  • Khoa học về biến đổi khí hậu
  • Chính sách và lập kế hoạch môi trường
  • Luật môi trường
  • Kỹ thuật xây dựng
  • Quản lý tài nguyên nước
  • Quản lý tài nguyên thiên nhiên

Quản lý rủi ro thiên tai

  • Quản lý thiên tai
  • Quản lý tình trạng khẩn cấp
  • Địa chất
  • Địa kỹ thuật

An ninh lương thực và Nông nghiệp

  • Kinh doanh nông nghiệp
  • Khoa học nông nghiệp
  • Công nghệ nông nghiệp
  • Nuôi trồng thủy sản
  • Quản lý trang trại
  • Công nghệ thực phẩm
  • Quản lý chuỗi cung ứng

Năng lượng tái tạo

  • Hệ thống cung cấp năng lượng và công nghệ
  • Quản lý năng lượng
  • Chính sách năng lượng
  • Địa nhiệt, thủy điện, thủy nhiệt, năng lượng mặt trời và năng lượng gió

Quản trị

  • Dịch vụ công: Chính sách công, quản lý dịch vụ công

Tiêu chí dự tuyển

  • Là công dân Việt Nam và tuổi dưới 40 tuổi vào thời điểm nộp hồ sơ xin học bổng
  • Phải sinh sống và làm việc tại Việt Nam ít nhất hai năm trước khi nộp hồ sơ xin học bổng
  • Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian có liên quan tới ngành học đề xuất
  • Đáp ứng điều kiện nhập học, bao gồm tiêu chuẩn về trình độ tiếng Anh của Trường đại học Niu Di Lân mà ứng viên có nguyện vọng xin học.
  • Cam kết trở về Việt nam ít nhất 2 năm sau khi hoàn thành khóa học để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Thông tin chi tiết về học bổng, tiêu chí, và hướng dẫn nộp hồ sơ, xin xem tại https://www.mfat.govt.nz/en/aid-and-development/scholarships/. Các thông tin cập nhật và chia sẻ hữu ích của các ứng viên đã chinh phục được học bổng sẽ được chia sẻ trên trang Facebook chính thức của Đại sứ quán New Zealand www.facebook.com/nzembassyvietnam.

Liên hệ

Đại Sứ Quán New Zealand
Tầng 5, 63 Lý Thái Tổ
Hà Nội
Việt Nam
ĐT: 84-4-3824-1481
Email: nzembassy.hanoi@mft.net.nz

LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VICTORIA , ÚC

CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT VỚI ĐẠI HỌC VICTORIA, AUSTRALIA

CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH (Master of TESOL)

(Quyết định số 663/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 02 năm 2013)

Đối tượng tuyển sinh:

– Những người có bằng cử nhân ngành tiếng Anh thuộc các hệ đào tạo chính quy, tại chức, mở rộng hoặc từ xa và văn bằng 2;

– Những ứng viên có bằng cử nhân chuyên ngành thích hợp và được phỏng vấn bởi Điều phối viên chương trình hoặc người được chỉ định.

Yêu cầu đầu vào:

– Xét tuyển: Miễn thi tuyển đối với những đối tượng có Chứng nhận kết quả HANU Test hoặc IELTS quốc tế (điểm trung bình ≥ 6.5, không có điểm thành phần dưới 6.0 và giấy Chứng nhận có thời hạn không quá 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ).

– Thi tuyển: Do Trường Đại học Hà Nội tổ chức.

Dạng thức thi: HANU Test. Điểm trúng tuyển ≥ 6.0 ( không có điểm thành phần dưới 6.0)

Ghi chú: Những thí sinh đạt điểm ≥ 6.0 có điểm thành phần dưới 6.0 nhưng không dưới 4.0 được nhập học nhưng phải thi lại kỹ năng có điểm dưới 6.0 trước khi khóa học PG kết thúc.

Thời gian và chương trình đào tạo:

Thời gian đào tạo 18 tháng, chia 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (từ 05 tháng – 07 tháng): Học viên học 06 môn học theo chương trình đào tạo bồi dưỡng sau đại học chuyên ngành tiếng Anh của Trường Đại học Hà Nội;

+ Giai đoạn 2 (01 năm): Học viên tiếp tục hoàn thành 03 môn học theo chương trình đào tạo của Đại học Victoria.

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

Đội ngũ giảng viên: Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Đại học Victoria cùng tham gia giảng dạy.

Quy mô đào tạo: Trường Đại học Hà Nội liên tục tuyển sinh và không giới hạn số lượng tuyển sinh mỗi khóa.

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam).

Văn bằng: Bằng Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh (Master of TESOL) do Đại học Victoria cấp.

Học phí: Học phí cho giai đoạn 1 là 18.000.000 đồng/học viên.Học phí cho giai đoạn 2 là 126.000.000 đồng/học viên. Trường Đại học Hà Nội được quyền thay đổi học phí cho từng khóa học.

Địa chỉ liên hệ:

Văn phòng VU 
Phòng 217 Nhà A, Trường Đại học Hà Nội
ĐT: 84-4-35430265
Fax: 84-4-38544550
Email: vu@hanu.edu.vn
Website: http://vu.hanu.vn

LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LA TROBE , ÚC

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH VÀ MARKETING

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LA TROBE, AUSTRALIA

(Quyết định số 2286/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2013)

Đối tượng tuyển sinh và yêu cầu đầu vào:

Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt trình độ tiếng Anh B2 theo Khung tham chiếu trình độ chung Châu Âu hoặc tương đương; đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn của Chương trình liên kết đào tạo và quy định hiện hành của Việt Nam về tuyển sinh cao đẳng, đại học.

Thời gian và chương trình đào tạo:

Thời gian đào tạo 3,5 năm. Chương trình đào tạo do Trường Đại học La Trobe chịu trách nhiệm cung cấp gồm 28 môn học, 420 tín chỉ, chia 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1,5 năm): Sinh viên học 12 môn học, 180 tín chỉ. Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo giai đoạn 1, đạt trình độ tiếng Anh IELTS 6.0 hoặc tương đương đủ điều kiện học chuyển tiếp giai đoạn 2;

+ Giai đoạn 2 (02 năm): Sinh viên học 16 môn học, 240 tín chỉ theo chương trình đào tạo cấp bằng Cử nhân Kinh doanh.

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

Đội ngũ giảng viên: Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Trường Đại học La Trobe cùng tham gia giảng dạy.

Quy mô đào tạo: 100 sinh viên/năm. Mỗi năm tuyển sinh 02 khóa.

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam).

Văn bằng: Kết thúc giai đoạn 1, sinh viên được Trường Đại học La Trobe cấp bằng Cao đẳng Quản trị Kinh doanh. Kết thúc giai đoạn 2, sinh viên được Trường Đại học La Trobe cấp bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh chính quy hai chuyên ngành Quản trị Tài chính và Marketing.

Học phí: Học phí toàn khóa học là 256.000.000 đồng/sinh viên. Mức học phí này sẽ nộp làm 7 lần (nộp theo kỳ).


CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LA TROBE, AUSTRALIA

Đối tượng tuyển sinh và yêu cầu đầu vào:

Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học, đạt trình độ tiếng Anh B2 theo Khung tham chiếu trình độ chung Châu Âu hoặc tương đương; có 2 năm kinh nghiệm làm việc;đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn của Chương trình liên kết.

Thời gian và chương trình đào tạo: Thời gian đào tạo 18 tháng. Chương trình đào tạo do Trường Đại học La Trobe chịu trách nhiệm xây dựng gồm 12 môn học, 180 tín chỉ.

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

Đội ngũ giảng viên: Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Trường Đại học La Trobe cùng tham gia giảng dạy.

Quy mô đào tạo: 100 học viên/năm. Mỗi năm tuyển sinh 02 lần.

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam).

Văn bằng: Bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh do Trường Đại học La Trobe cấp.

Học phí: Học phí toàn khóa học là 252.000.000 đồng/học viên. Mức học phí này sẽ nộp làm 12 lần (nộp theo môn).

Địa chỉ liên hệ:
Văn phòng La Trobe – Phòng 202 – Nhà B
Điện thoại: (84.4) 35 54 17 96/ (84.4)35 53 36 71
Hotline: 0923 45 72 72
E-mail: latrobe@hanu.edu.vn và vplatrobe@gmail.com
Website: http://latrobe.hanu.edu.vn

LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LOUVAIN , BỈ

CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ PHÁP NGỮ LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO LOUVAIN, VƯƠNG QUỐC BỈ

(Quyết định số 557/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 02 năm 2013)

Đối tượng tuyển sinh và yêu cầu đầu vào:

Công dân Việt Nam có bằng Cử nhân Tiếng Pháp, đăng ký chương trình liên kết đào tạo tại Đại học Hà Nội hoặc công dân khối Cộng đồng chung Châu Âu có bằng Cử nhân Ngôn ngữ Pháp, đăng ký học chương trình liên kết đào tạo tại Trường Đại học Công giáo Louvain; đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Việt Nam và Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của cụm Trường Đại học Công giáo Louvain cùng các yêu cầu tuyển chọn khác của Chương trình liên kết.

Thời gian và chương trình đào tạo:

Thời gian đào tạo 02 năm. Chương trình đào tạo 120 tín chỉ Châu Âu (ECTS), chia 03 phần:

+ Phần 1: Học viên theo học 09 môn học, 45 ECTS theo Khung chương trình đào tạo riêng của mỗi trường, do từng trường chịu trách nhiệm giảng dạy và được trường đối tác công nhận tương đương;

+ Phần 2: Học viên tiếp tục theo học 09 môn học, 45 ECTS theo Khung chương trình đào tạo do hai trường thống nhất xây dựng và được giảng viên của hai trường chịu trách nhiệm giảng dạy. Học viên học một phần thời gian tại Trường Đại học Hà Nội và một phần thời gian tại Trường Đại học Công giáo Louvain;

+ Luận văn Thạc sĩ: Luận văn thạc sĩ tương đương 30 tín chỉ. Học viên có thể lựa chọn bảo vệ luận văn tại Trường Đại học Hà Nội hoặc tại Trường Đại học Công giáo Louvain.

Ngôn ngữ giảng dạy:
 Tiếng Pháp

Đội ngũ giảng viên: Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Trường Đại học Công giáo Louvain cùng tham gia giảng dạy.

Quy mô đào tạo: 30 học viên/khóa/năm.

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam) và Trường Đại học Công giáo Louvain (1, Place de l’Université B-1348 Louvain-la-Neuve, Belgium).

Văn bằng:
 Học viên hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được nhận 02 bằng Thạc sĩ do mỗi Bên liên kết cấp một văn bằng: Bằng Thạc sĩ Ngôn ngữ Pháp do Trường Đại học Hà Nội cấp theo quy định hiện hành của Việt Nam và Bằng Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học Pháp và Latinh do Trường Đại học Công giáo Louvain cấp theo quy định hiện hành của Vương Quốc Bỉ.

Học phí:

Học phí đối với học viên đăng ký học chương trình liên kết đào tạo tại Trường Đại học Hà Nội là 20.000.000 đồng/học viên/năm. Học phí đối với học viên đăng ký học tại Trường Đại học Công giáo Louvain là 24.500.000 đồng/học viên/năm. Toàn bộ sinh hoạt phí, chi phí vé máy bay đi và về, phí bảo hiểm và các chi phí phát sinh khác trong giai đoạn đào tạo tại Trường Đại học Công giáo Louvain do học viên tự chi trả.

Địa chỉ liên hệ:
Văn phòng Khoa Sau Đại học
Phòng 211 Nhà C, Trường Đại học Hà Nội
ĐT: 84-4-38544498
Fax: 84-4-38544550
Email: khoasdh@gmail.com
Website: http://web.hanu.vn/sdh


CHƯƠNG TRÌNH TIẾN SĨ PHÁP NGỮ LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO LOUVAIN, VƯƠNG QUỐC BỈ

(Quyết định số 160/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 01 năm 2013)

Đối tượng tuyển sinh và yêu cầu đầu vào:

Những người đã có bằng Thạc sĩ Ngôn ngữ Pháp hoặc bằng Thạc sĩ Ngữ văn Pháp; đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Việt Nam, Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Cụm Trường Đại học Công giáo Louvain và các yêu cầu tuyển chọn của Chương trình liên kết.

Thời gian và chương trình đào tạo:

Thời gian đào tạo 03 năm đến 05 năm. Chương trình đào tạo chia 03 phần:

+ Phần bổ sung kiến thức: Nghiên cứu sinh theo học bổ sung 03 môn học, 15 tín chỉ Châu Âu (ECTS) và thực hiện 01 bài tổng luận một số công trình nghiên cứu tại Trường Đại học Hà Nội;

+ Chuyên đề tiến sĩ: Nghiên cứu sinh thực hiện 03 chuyên đề, 45 tín chỉ Châu Âu (ECTS) và các hoạt động khoa học khác dưới sự hướng dẫn tổ chức thực hiện của Trường Đại học Công giáo Louvain;

+ Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ theo từng giai đoạn luân phiên tại Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Công giáo Louvain (ít nhất 25% thời gian nghiên cứu ở mỗi trường) dưới sự đồng hướng dẫn của ít nhất một giảng viên ở mỗi trường.

Ngôn ngữ giảng dạy, viết và bảo vệ luận án: Tiếng Pháp

Đội ngũ giảng viên: Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Trường Đại học Công giáo Louvain cùng tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Quy mô đào tạo: 10 nghiên cứu sinh/năm.

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam) và Trường Đại học Công giáo Louvain (1, Place de l’Université B-1348 Louvain-la-Neuve, Belgium).

Văn bằng:
 Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sẽ được nhận 02 bằng tiến sĩ do mỗi Bên liên kết cấp một văn bằng: Bằng Tiến sĩ Ngôn ngữ Pháp do Trường Đại học Hà Nội cấp theo quy định hiện hành của Việt Nam và Bằng Tiến sĩ Ngữ văn do Trường Đại học Công giáo Louvain cấp theo quy định hiện hành của Vương Quốc Bỉ.

Học phí: 
Học phí dự kiến là 15.000.000 đồng/nghiên cứu sinh/năm. Chi phí đi lại, ăn ở và các chi phí phát sinh khác trong quá trình làm nghiên cứu tại Việt Nam và tại Vương Quốc Bỉ do nghiên cứu sinh tự chi trả.

Địa chỉ liên hệ:
Văn phòng Khoa Sau Đại học
Phòng 211 Nhà C, Trường Đại học Hà Nội
ĐT: 84-4-38544498
Fax: 84-4-38544550
Email: khoasdh@gmail.com
Website: http://web.hanu.vn/sdh

LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP CENTRAL LANCASHIRE , VQ ANH

CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CENTRAL LANCASHIRE, VƯƠNG QUỐC ANH(Quyết định số 1672/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 5 năm 2013)Đối tượng tuyển sinh và yêu cầu đầu vào:

Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ Thông tin hoặc ngành gần với chuyên ngành Thiết kế hệ thống thông tin, đạt trình độ tiếng Anh B2 theo Khung tham chiếu trình độ chung Châu Âu hoặc tương đương và đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn của chương trình liên kết.

Thời gian và chương trình đào tạo: 
Thời gian đào tạo 03 học kỳ. Chương trình đào tạo do Trường Đại học Central Lancashire chịu trách nhiệm xây dựng gồm 180 tín chỉ Anh Quốc.

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

Đội ngũ giảng viên: Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Trường Đại học Central Lancashire cùng tham gia giảng dạy.

Quy mô đào tạo: 
40 học viên/năm.

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam).

Văn bằng: Bằng Thạc sĩ Thiết kế Hệ thống thông tin (Master of Science in Information Systems Design) do Trường Đại học Central Lancashire cấp.

Học phí: Học phí toàn khóa học là 150.000.000 đồng/học viên.

Địa chỉ liên hệ:

Văn phòng UCLAN
Tầng 2, nhà B, Trường Đại học Hà Nội
Km9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84-4- 3992 3898
Fax: 84-4- 3553 6398
Website: http://fit.hanu.edu.vn/uclan

LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SANNIO, ITALIA

CHUYÊN NGÀNH CỬ NHÂN KINH TẾ DOANH NGHIỆP, CỬ NHÂN KHOA HỌC THỐNG KÊ VÀ BẢO HIỂM

(Quyết định số 32/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 01 năm 2013)

Đối tượng tuyển sinh và yêu cầu đầu vào:

Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt trình độ tiếng Anh B2 theo khung tham chiếu trình độ chung Châu Âu hoặc tương đương và đáp ứng các yêu cầu của chương trình liên kết đào tạo.

Thời gian và chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo do Trường Đại học Sannio chịu trách nhiệm cung cấp. Thời gian đào tạo 3 năm, 180 tín chỉ, chia 2 giai đoạn:

– Giai đoạn 1 (02 năm): Sinh viên học các môn theo chuyên ngành đã đăng ký do giảng viên Trường Đại học Hà Nội giảng dạy tại Đại học Hà Nội;

– Giai đoạn 2 (01 năm): Sinh viên tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo năm cuối, thực tập và làm luận văn tốt nghiệp tại Trường Đại học Sannio.

Ngôn ngữ giảng dạy:
 Tiếng Anh

Đội ngũ giảng viên: 
Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Trường Đại học Sannio cùng tham gia giảng dạy.

Quy mô đào tạo: 20 sinh viên/chuyên ngành/năm.

Địa điểm đào tạo:
 Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam) và Trường Đại học Sannio (Piazza Guerazzi, 182100 Benevento, Italia).

Văn bằng:
 Bằng Cử nhân Kinh tế doanh nghiệp hoặc Cử nhân Khoa học Thông kê và Bảo hiểm do Trường Đại học Sannio cấp.

Học phí: Học phí cho giai đoạn 1 là 108.810.000 đồng/sinh viên.Học phí cho giai đoạn 2 được thu theo quy định của Trường Đại học Sannio là 38.000.000 đồng/sinh viên. Toàn bộ sinh hoạt phí, chi phí vé máy bay, phí bảo hiểm và các chi phí phát sinh khác trong giai đoạn đào tạo tại Trường Đại học Sannio do sinh viên tự chi trả.

CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SANNIO, ITALIA ĐÀO TẠO THẠC SĨ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ, THẠC SĨ KHOA HỌC THỐNG KÊ VÀ BẢO HIỂM

(Quyết định số 614/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 02 năm 2013)

Đối tượng tuyển sinh và yêu cầu đầu vào:

Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học, đạt trình độ tiếng Anh B2 theo Khung tham chiếu trình độ chung Châu Âu hoặc tương đương và đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn của chương trình liên kết đào tạo.

Thời gian và chương trình đào tạo:

Thời gian đào tạo 02 năm. Chương trình đào tạo do Trường Đại học Sannio chịu trách nhiệm cung cấp gồm 120 tín chỉ, chia 2 giai đoạn:

– Giai đoạn 1 (01 năm): Học viên theo học 63 tín chỉ theo Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế và Quản lý hoặc chuyên ngành Khoa học Thống kê và Bảo hiểm tại Trường Đại học Hà Nội;

– Giai đoạn 2 (01 năm): Học viên tiếp tục theo học 57 tín chỉ và làm luận văn tốt nghiệp theo các chuyên ngành đào tạo đã đăng ký tại Trường Đại học Sannio.

Ngôn ngữ giảng dạy: 
Tiếng Anh

Đội ngũ giảng viên: 
Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Trường Đại học Sannio cùng tham gia giảng dạy.

Quy mô đào tạo:
 20 học viên/chuyên ngành/năm.

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam) và Trường Đại học Sannio (Piazza Guerazzi, 182100 Benevento, Italia).

Văn bằng: Bằng Thạc sĩ Kinh tế và Quản lý (La Laurea Magistrale in Economia e Management) hoặc bằng Thạc sĩ Khoa học Thông kê và Bảo hiểm (La Laurea Magistrale in Scienze Statistiche e Attuariali) do Trường Đại học Sannio cấp.

Học phí:
 Học phí cho giai đoạn đào tạo tại Trường Đại học Hà Nội là 69.300.000 VNĐ/học viên.Học phí cho giai đoạn đào tạo tại Trường Đại học Sannio là 62.700.000 VNĐ/học viên. Toàn bộ sinh hoạt phí, chi phí vé máy bay, phí bảo hiểm và các chi phí phát sinh khác trong giai đoạn đào tạo tại Trường Đại học Sannio do sinh viên tự chi trả.

Địa chỉ liên hệ:
Trung tâm Ngôn ngữ Văn hóa Italia và Phát triển Hợp tác
Phòng 305, Nhà A, Trường Đại học Hà Nội
Km9, đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: +84-4-3554 0860
Email: itacentro@hanu.edu.vn
Website: http://web.hanu.vn/italiacenter/

LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ỨNG DỤNG IMC KREMS, CỘNG HÒA ÁO

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ỨNG DỤNG IMC KREMS, CỘNG HÒA ÁO

(Quyết định số 5013/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2013)


Đối tượng tuyển sinh và yêu cầu đầu vào:

Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt trình độ tiếng Anh B2 theo khung tham chiếu trình độ chung Châu Âu hoặc tương đương và đáp ứng các yêu cầu của chương trình liên kết đào tạo.

Thời gian và chương trình đào tạo:

Thời gian đào tạo 03 năm chia 06 học kỳ. Chương trình đào tạo gồm 180 tín chỉ Châu Âu (ECTS) do Trường Đại học Khoa học Ứng dụng IMC Krems chịu trách nhiệm xây dựng.

Ngôn ngữ giảng dạy: 
Tiếng Anh

Đội ngũ giảng viên: Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Trường Đại học Khoa học Ứng dụng IMC Krems cùng tham gia giảng dạy.

Quy mô đào tạo:
 90 sinh viên/năm.

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam).

Văn bằng: Bằng Cử nhân Kinh doanh chuyên ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành do Trường Đại học Khoa học Ứng dụng IMC Krems cấp.

Học phí: Học phí toàn khóa học là 210.000.000 đồng/sinh viên.

Địa chỉ liên hệ:
Trung tâm Giáo dục Quốc tế, Trường Đại học Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 38544 338 (máy lẻ: 4603; 4605; 4606)
Hotline : Ms Huyền 0904 391 397
Fax: (84.4) 38 54 45 50
E-mail: iec@hanu.edu.vn
Website: http://iec.hanu.vn
Facebook : fb.com/CunhanDulichAo

LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC OXFORD BROOKES, VƯƠNG QUỐC ANH

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN KẾ TOÁN ỨNG DỤNG LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC OXFORD BROOKES, ANH QUỐC

(Quyết định số 2500/QĐ-ĐHHN ngày 28 tháng 12 năm 2015)

Đối tượng và điều kiện tuyển sinh:

* Đối tượng: Tất cả các đối tượng có nhu cầu.

* Điều kiện đầu vào:

– Có bằng tốt nghiệp THPT (bản sao tiếng Anh);

– Có chứng chỉ HANU test đạt điểm 5.5 trở lên vào cuối học kỳ 1 của chương trình Cử nhân (trường hợp sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt yêu cầu đầu vào sẽ được học vượt vào học kỳ 1 của năm thứ nhất);

– Có chứng chỉ IELTS quốc tế đạt điểm 6.0 trở lên vào cuối học kỳ 4 của chương trình Cử nhân theo quy định của Đại học Oxford Brookes.

Thời gian và chương trình đào tạo:

03 năm đào tạo tập trung (06 học kỳ, không kể thời gian dự bị tiếng Anh). Trong đó, 05 học kỳ với tổng số 14 môn học và 01 học kỳ thực tập và làm khoá luận tốt nghiệp.

Ngôn ngữ giảng dạy: Chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Đội ngũ giảng viên:

Giảng viên của Trường Đại học Hà Nội có trình độ chuyên môn và năng lực sử dụng tiếng Anh đáp ứng các yêu cầu của chương trình liên kết và các quy định hiện hành của Việt Nam và Anh Quốc, đồng thời đã qua khóa đào tạo về kỹ năng giảng dạy và hướng dẫn khoá luận do Trường Đại học Oxford Brookes tổ chức.

Quy mô đào tạo:

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, chương trình học chỉ được triển khai nếu số lượng học viên mỗi khoá đạt mức tối thiểu là 15 sinh viên. Mỗi năm dự kiến tuyển sinh ít nhất 2 đợt, mỗi đợt tuyển sinh đảm bảo về số lượng và các yêu cầu đầu vào theo quy định.

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội, Km9 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Văn bằng: Bằng Cử nhân Kế toán ứng dụng (Bachelor of Applied Accounting) do Trường Đại học Oxford Brookes cấp.

Học phí:

Học phí thu bằng tiền Việt Nam. Mức học phí cho toàn bộ chương trình là 158.000.000 VNĐ/sinh viên. Hai trường được bảo lưu quyền tăng hoặc giảm học phí, lệ phí tuỳ theo từng thời điểm.

Lệ phí thi và bảo vệ khoá luận dự tính cho toàn bộ chương trình 40.000.000VNĐ/học viên. Lệ phí thi và lệ phí nộp khóa luận được tính theo VNĐ quy đổi từ tiền bảng Anh do phía đối tác quy định. Sinh viên nộp trực tiếp qua tài khoản trên mạng cho Hiệp hội kế toán viên công chứng Anh Quốc (ACCA) và Trường Đại học Oxford Brookes theo quy định.

Địa chỉ liên hệ:
Văn phòng SUNWAY, Trường Đại học Hà Nội
Phòng 201 Nhà B Trường Đại học Hà Nội – Km9 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 35544243
Fax: (84.4) 38 54 45 50
Website: http://sunway.hanu.vn/
Hotline: 0964 233 653

LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỮ SINH NARA, NHẬT BẢN

CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỮ SINH NARA, NHẬT BẢN

CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ NHẬT

(Quyết định số 1216/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2014)

Đối tượng tuyển sinh:

Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản.

Yêu cầu đầu vào:

Ứng viên đạt trình độ tiếng Nhật cấp độ N1 hoặc tương đương và đáp ứng yêu cầu tuyển sinh theo Quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành của Việt Nam và Nhật Bản.

Thời gian và chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo 36 tín chỉ do hai Bên liên kết thống nhất xây dựng. Thời gian đào tạo 02 năm chia 03 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (06 tháng): Học viên hoàn thành 14 tín chỉ tại Trường Đại học Hà Nội;

+ Giai đoạn 2 (01 năm): Học viên hoàn thành 14 tín chỉ tại Trường Đại học Nữ sinh Nara;

+ Giai đoạn 3 (06 tháng): Học viên hoàn thành và bảo vệ luận văn (tương đương 08 tín chỉ) tại Trường Đại học Hà Nội.

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Nhật

Đội ngũ giảng viên: Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Trường Đại học Nữ sinh Nara cùng tham gia giảng dạy.

Quy mô đào tạo: 06 học viên/năm (mỗi bên liên kết dự kiến tuyển 06 học viên).

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam) và tại Trường Đại học Nữ sinh Nara (630-8506 Nara-shi, Kita Uoya Higashi Machi).

Văn bằng: Học viên tốt nghiệp được cấp 02 bằng Thạc sĩ: Bằng Thạc sĩ Ngôn ngữ Nhật của Trường Đại học Hà Nội và bằng Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật của Trường Đại học Nữ sinh Nara.

Học phí: Học phí toàn khóa học dự kiến là 60.700.000 đồng/học viên người Việt Nam.

Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển theo Quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành của Việt Nam. Mỗi năm chỉ tổ chức thi tuyển 01 lần, vào tháng 8.

Địa chỉ liên hệ:

Văn phòng Khoa Tiếng Nhật
Phòng 305 Nhà C, Trường Đại học Hà Nội
ĐT: 84-4-38544338 (máy lẻ 3308)
Fax: 84-4-38544550
Website: hanu.edu.vn/jp

LIÊN KẾT VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA TRUNG QUỐC

CHƯƠNG TRÌNH 2+2 CHUYÊN NGÀNH TIẾNG VIỆT VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

– Thời gian đào tạo: 02 năm tại trường đối tác Trung Quốc và 02 năm tại Trường Đại học Hà Nội;

– Bằng cấp: Bằng Cử nhân Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam do Trường Đại học Hà Nội cấp.


CHƯƠNG TRÌNH 1+3 CHUYÊN NGÀNH TIẾNG VIỆT VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

– Thời gian đào tạo: 01 năm tại trường đối tác Trung Quốc và 03 năm tại Trường Đại học Hà Nội;

– Bằng cấp: Bằng Cử nhân Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam do Trường Đại học Hà Nội cấp.

Trường Đại học Hà Nội đã ký thoả thuận liên kết đào tạo 2+2, 1+3 chuyên ngành Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam với một số trường đại học của Trung Quốc. Theo đó sinh viên của các trường đối tác sau khi học tập 1 năm hoặc 2 năm tại Trung Quốc, sẽ tiếp tục sang học 3 năm hoặc 2 năm tại Trường Đại học Hà Nội. Sau khi sinh viên hoàn thành chương trình học theo yêu cầu sẽ được Trường Đại học Hà Nội cấp Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam.


Địa chỉ liên hệ:

Phòng Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Hà Nội,

Km 9 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

ĐT: 84- 4- 38544338, máy lẻ 1124,1125

Fax: 84-4-38544550

Email: tuyensinhtq@hanu.edu.vn

Website: http://internationaloffice.hanu.vn

LAtest NEws